Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Đà, Giảng viên Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

01/03/2024

Ngày 28/02/2024, tại Phòng C53 nhà C, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tiến Đà, Giảng viên Bộ môn Giải tích - PPGD Toán, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức.

Tên đề tài: Dạy học Giải tích ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận Giáo dục Toán thực (realistic mathematics education)”.

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn;                     Mã số: 9.14.01.11

Cán bộ hướng dẫn khoa học:          1. PGS.TS. Chu Cẩm Thơ

                                                       2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Trung

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Hội đồng chấm luận án gồm các thành viên trong và ngoài Viện: 

1

GS.TS. Nguyễn Hữu Châu

Chủ tịch

2

PGS.TS. Nguyễn Phương Chi

Phản biện

3

PGS. TS. Dương Anh Tuấn

Phản biện

4

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hậu

Phản biện

5

TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh

Thư ký

6

PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng

Ủy viên

  7

PGS.TS. Nguyễn Chí Thành

Ủy viên

Tóm tắt nội dung luận án:

Realistic Mathematics Education (RME) là một cách tiếp cận lí thuyết để dạy toán học, tập trung vào việc cho học sinh khám phá toán học thông qua kinh nghiệm hằng ngày. Học sinh không chỉ là người tiếp nhận toán học làm sẵn, mà là người tham gia tích cực, sử dụng các chiến lược khác nhau để khám phá toán học.

Tại Việt Nam, lí thuyết RME cũng đã được xem xét, nghiên cứu, triển khai và áp dụng ở nhiều cấp học khác nhau với các môn học khác nhau, từ Hình học, Đại số đến Xác xuất thống kê. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào thực sự đầy đủ và rõ ràng về dạy học Giải tích ở THPT theo tiếp cận RME. Với mong muốn tiếp tục mở rộng và bổ sung vào các nghiên cứu trước đó, luận án nhằm hướng đến việc đề xuất các biện pháp dạy học giải tích theo tiếp cân RME nhằm nâng cao sự hứng thú học tập, nâng sự hiểu biết toán học cho học sinh THPT, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải tích trong nhà trường THPT.

      Những đóng góp mới của luận án.

- Những đóng góp mới về lý luận:

Làm rõ những vấn đề về lí thuyết RME, bao gồm:

(1) Bối cảnh lịch sử của việc hình thành lí thuyết RME. 

(2) Các đặc trưng cơ bản của RME, nguyên tắc dạy và học theo lí thuyết RME trong Giáo dục Toán học.

(3) Làm rõ cách tiếp cận RME trong dạy học Giải tích cho học sinh THPT.

Những đóng góp mới về lý luận về mặt thực tiễn

- Đề xuất 03 biện pháp góp phần hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế bài học trong dạy học Giải tích theo tiếp cận RME

- Đưa ra các hướng dẫn sư phạm cụ thể cho việc dạy học Giải tích theo tiếp cận RME.

- Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, chứng minh cho tính khả thi của dạy học Giải tích theo tiếp cận RME vào việc nâng cao sự hứng thú học tập và nâng cao hiểu biết toán học của học sinh THPT.

 

Một số ảnh hình tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ

 

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202403/Images/da-3-20240301082821-e.jpg

NCS tặng hoa tri ân và chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà khoa học

trong Hội đồng đánh giá luận án

 

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202403/Images/da1-20240301082821-e.jpg

PGS.TS. Đậu Bá Thìn – Phó Hiệu trưởng và Th.S Lê Văn Hà chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Hồng Đức tặng hoa chúc mừng tân tiến sĩ Nguyễn Tiến Đà

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202403/Images/da-2-20240301082821-e.jpg

Đại diện Nhà trường và cán bộ giảng viên Khoa Khoa học Tự nhiên

chúc mừng tân Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đà

 

 

 

Hội đồng chấm luận án đã thống nhất và kết luận: Luận án đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn. Hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Đà.

Xin chúc mừng Tân Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đà ./.

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2023

Đào tạo, Bồi dưỡng