Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Nga, Giảng viên Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn học Nước ngoài tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

29/12/2022

Ngày 27/12/2022, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường viện cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh năm 1983, giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức.

Tên đề tài luận án: Biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết Y. Kawabata.

Chuyên ngành: Văn học Nước ngoài                Mã số: 9.22.02.42

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Nga

Cán bộ hướng dẫn: TS. Đào Thị Thu Hằng; PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội    

Hội đồng chấm luận án gồm 6 thành viên trong và ngoài trường gồm: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Liên (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) - Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Phùng Ngọc Kiên (Viện Văn học) - Phản biện 1; PGS.TS. Nguyễn Thu Hiền (ĐHKHXH & NV, ĐH Quốc gia HN) - Phản biện 2; PGS.TS. Nguyễn Linh Chi  (Đại học Sư phạm Hà Nội)) - Phản biện 3; TS. Nguyễn Thị Diệu Linh (Đại học Sư phạm Hà Nội) – Thư kí Hội đồng; PGS.TS. Vũ Công Hảo (Đại học Sư phạm Hà Nội) - Ủy viên Hội đồng.

Tóm tắt nội dung luận án:

Kawabata là một nhà văn hàng đầu của văn học hiện đại Nhật Bản, người vinh dự nhận được giải thưởng Nobel văn học năm 1968. Nghiên cứu Biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết của nhà văn chính là đề cập đến mã văn hóa để có thể hiểu sâu về một nền văn hóa nói chung và văn học nói riêng.

Về kết quả nghiên cứu, luận án hướng đến các nhiệm vụ quan trọng là: Lí giải nguồn gốc của những giá trị văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết của Kawabata, mong muốn chỉ ra mối liên hệ giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản và văn hóa hiện đại phương Tây trong tác phẩm của nhà văn, qua đó làm rõ tư tưởng quan điểm thẩm mỹ chi phối sáng tạo của Kawabata – Đây là chìa khóa để mở cánh cửa đi sâu vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Qua hệ thống biểu tượng (Biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡngBiểu tượng nghệ thuật truyền thống), cho thấy Kawabata không chỉ ca ngợi vẻ đẹp truyền thống mà còn phát hiện ra sự tàn phai của cái Đẹp, số phận của cái Đẹp đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại, cái Đẹp đang kêu cứu. Người đọc cảm nhận được khát vọng mãnh liệt muỗn cứu rỗi cái Đẹp của nhà văn, và thẳm sâu phía sau hình ảnh của thiên nhiên, vẻ đẹp tinh khiết của xứ tuyết, sắc áo Kimono, các ngành nghề truyền thống... nhà văn vẫn gieo niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng, vào cái đẹp vĩnh cửu của đời sống và tâm hồn Nhật Bản.

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202212/Images/tai-xuong-20220408095936-e-20221229043442-e.jpg
Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202212/Images/z3997211997962-57881fdbe725b1e49a2881528ffa54b5-20221229043441-e.jpg
Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202212/Images/tai-xuong-20220408095936-e-20221229043441-e.png

 

Một số hình ảnh tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ.

Hội đồng chấm luận án đã thống nhất và kết luận: Luận án đã đáp ứng  những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn học Nước ngoài, Hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Văn học Nước ngoài cho NCS Nguyễn Thị Thanh Nga

Xin chúc mừng Tân Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga ./.

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2023

TIN LIÊN QUAN