Nghiên cứu sinh Lê Thị Nương, Giảng viên Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ

10/04/2023

Ngày 07/4/2023, tại Phòng 710 Học viện khoa học xã hội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Nương, sinh năm 1987, Giảng viên Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức.

Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh;               Mã số: 9.34.01.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học:     Hướng dẫn 1: TS. Phạm Sỹ An

                                                Hướng dẫn 2: PGS.TS Lê Quang Hiếu

Cơ sở đào tạo: Học viện khoa học xã hội

Hội đồng chấm luận án gồm các thành viên trong và ngoài học viện: 

1

PGS.TS Nguyễn Xuân Trung

Chủ tịch

2

GS.TS. Ngô Thắng Lợi

Phản biện1

3

PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Loan

Phản biện 2

4

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng

Phản biện 3

5

TS. Hà Thị Hồng Vân

Thư ký

6

PGS.TS. Trần Hữu Cường

Ủy viên

7

TS. Lê Văn Sơn

Ủy viên

Tóm tắt nội dung luận án:

Mục tiêu chung của luận án là xác định và lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ phù hợp với bối cảnh tại Thanh Hoá và dựa trên đó đề tài kiến nghị một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Thanh Hoá trong thời gian tới. Từ mục tiêu chung của luận án, tác giả đưa ra 4 mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của DNNVV do phụ nữ làm chủ

(2) Lượng hóa và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của của DNNVV do phụ nữ làm chủ.

(3) Kiểm tra tác động trung gian của định hướng kinh doanh về mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và kết quả kinh doanh của DNNVV do phụ nữ làm chủ. 

(4) Đề xuất một số hàm ý quản trị đẩy mạnh kết quả kinh doanh của DNNVV do phụ nữ làm chủ trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình các yếu tố tác động đã khám phá ra và điều kiện thực tiễn của DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Thanh Hoá.

    Những đóng góp mới của luận án.

- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:

Luận án lựa chọn được khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ phù hợp với nội dung nghiên cứu; xây dựng được khung lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (KQKD) của DNNVV do phụ nữ làm chủ; tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh của DNNVV do phụ nữ làm chủ trên phạm vi địa phương từ đó bổ sung thêm luận cứ khoa học về nhân tố ảnh hưởng đến KQKD phù hợp với điều kiện hiện nay cũng như làm căn cứ phân tích, đánh giá thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến KQKD và KQKD, và đề xuất giải pháp nâng cao KQKD của DNNVV do phụ nữ làm chủ trên phạm vi địa phương cấp tỉnh.

- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:

Bằng cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã chỉ ra được 6 nhân tố ảnh hưởng đến KQKD của DNNVV do phụ nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bao gồm cả yếu tố thuộc về chủ doanh nghiệp (năng lực kinh doanh, định hướng kinh doanh), yếu tố thuộc về doanh nghiệp (chất lượng nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận tài chính, vốn xã hội), yếu tố bên ngoài (chính sách của chính phủ); đồng thời luận án cũng xem xét vai trò trung gian của định hướng kinh doanh đối với các yếu tố bên trong doanh nghiệp và KQKD của doanh nghiệp. Luận án cũng đã xác định được mức độ tác động của các nhân tố trên đối với KQKD của doanh nghiệp, cũng như phân tích thực trạng của từng nhân tố trong bối cảnh của DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Thanh Hoá, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao KQKD của DNNVV do phụ nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

- Những đề xuất mới về giải pháp quản trị và hàm ý chính sách:

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng về KQKD cũng như nhân tố ảnh hưởng đến KQKD của DNNVV do phụ nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp quản trị, bao gồm: (1) Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp, (2) Nâng cao năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp, (3) Nâng cao vốn xã hội của doanh nghiệp, (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, (4) Nâng cao hiệu quả của định hướng kinh doanh, (6) Nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng các ưu đãi của chính phủ. Bên cạnh giải pháp quản trị,  tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, các cơ sở giáo dục, các hội và hiệp hội trong tỉnh nhằm tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận với các thông tin và nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao KQKD của DNNVV do phụ nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.

 

 

 

Một số ảnh hình tại buổi lễ bảo vệ tiến sĩ

Hội đồng chấm luận án đã thống nhất và kết luận: Luận án đã đáp ứng  những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản Trị kinh doanh. Hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh cho Nghiên cứu sinh Lê Thị Nương .

Xin chúc mừng Tân Tiến sĩ Lê Thị Nương ./.

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2023

TIN LIÊN QUAN