Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hải, Giảng viên kiêm nhiệm thuộc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Hồng Đức đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ

12/04/2023

Ngày 11/04/2023, tại Phòng B, Tầng 3 Trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thanh Hải, sinh năm 1987, Giảng viên kiêm nhiệm, Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Hồng Đức.

Tên đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập”.

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế;           Mã số: 93.10.110

Cán bộ hướng dẫn khoa học:     Hướng dẫn 1: TS. Lê Anh Vũ  

                                                Hướng dẫn 2: TS. Trần Thị Minh Ngọc

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Hội đồng chấm luận án gồm các thành viên trong và ngoài trường: 

1

PGS.TS. Đinh Hồng Linh

Chủ tịch

2

GS.TS. Nguyễn Văn Song

Phản biện 1

3

PGS. TS Trần Quang Huy     

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Tiến Long

Phản biện 3

5

PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng

Ủy viên

6

TS. Nguyễn Quang Hợp

Thư ký

7

TS. Phạm Quốc Chính

Ủy viên

Tóm tắt nội dung luận án:

Trong những năm qua nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa từng bước có sự phát triển hiệu quả. Xu thế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong bối cảnh ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa cũng như của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nước đã giúp Thanh Hóa có được những kết quả nhất định trong phát triển nông nghiệp: Đã xuất hiện một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành một số liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; ...

Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp của Thanh Hoá thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa vẫn theo kiểu truyền thống, chuyển dịch chậm và hiệu quả thấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là quản lý nông nghiệp ngành nông nghiệp của địa phương chưa tính tới một cách đủ mức yếu tố hội nhập kinh tế: Công tác dự báo, xây dựng quy hoạch chưa gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu; việc triển khai thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chính sách liên doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển các chuỗi giá trị nông sản.. chưa hiệu quả, chưa gắn với những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh; việc phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu còn hạn chế; năng lực dự báo và khả năng khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trước những biến động của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu còn hạn chế; việc phân cấp, phân quyền gắn với quy định trách nhiệm của ngành, các cấp chưa đủ rõ và đồng bộ…

Các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý nông nghiệp trong nông nghiệp, qua đó cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nông nghiệp đối với hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp. Luận án đã đưa ra một khái niệm mới về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập.

Thứ hai: Luận án nghiên cứu về công tác quản lý nông nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những đóng góp mới về phương pháp tiếp cận, phương pháp đánh giá thực hiện quản lý nông nghiệp.

Thứ ba: Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng, kết quả đạt được, nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý nông nghiệp về nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa, giúp cho các nhà quản lý thấy được bức tranh tổng thể và những vấn đề cụ thể trong nội dung quản lý nông nghiệp về nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua.

Thứ tư: Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển mới (tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển của nông nghiệp trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0…) của nông nghiệp Việt Nam, và định hướng phát triển của nông nghiệp Thanh Hóa, luận án đã đưa ra một số quan điểm và 7 giải pháp để tăng cường quản lý nông nghiệp về nông nghiệp trong giai đoạn tới khi Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu, một cực tăng trưởng mới.

Thứ năm: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan quản lý nông nghiệp trên địa bàn như: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.... và những người quan tâm tham khảo trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/thanh-hai-1-20230412024208-e.jpg

 

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/thanh-hai-2-20230412024209-e.jpg
Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202304/Images/thanh-hai-3-20230412024208-e.jpg

Một số ảnh hình tại buổi lễ bảo vệ tiến sĩ

Hội đồng chấm luận án đã thống nhất và kết luận: Luận án đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. Hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hải .

Xin chúc mừng Tân Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải ./.

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2023

TIN LIÊN QUAN