Nghiên cứu sinh Chung Thị Thúy, Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Lí luận văn học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội

02/11/2022

Ngày 20/10/2022, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường cho Nghiên cứu sinh Chung Thị Thúy, sinh năm 1981, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức.

 

Tên đề tài luận án: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986

Chuyên ngành: Kế toán                Mã số: 9.22.01.20

Nghiên cứu sinh: Chung Thị Thúy

Cán bộ hướng dẫn: PGS,TS. Lê Lưu Oanh

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội    

Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên trong và ngoài trường gồm: PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Trọng (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) - Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Phan Trọng Thưởng (Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương) -Phản biện 1; PGS.TS. Lý Hoài Thu (ĐHKHXH & NV, ĐH Quốc gia HN) - Phản biện 2; PGS.TS. Hỏa Diệu Thúy (Đại học Hồng Đức) - Phản biện 3; TS. Nguyễn Thị Hải Phương (Đại học Sư phạm Hà Nội) - Phản biện 3; PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) - Ủy viên Hội đồng; TS. Đỗ Văn Hiểu (Đại học Sư phạm Hà Nội) - Ủy viên Hội đồng.

Tóm tắt nội dung luận án:

Thân thể có vai trò tiên quyết trong đời sống con người, chính vì thế, thân thể trở thành đối tượng tác động của nhiều lĩnh vực trong đời sống, đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học như: y học, tâm lí học, triết học, văn hóa, lí luận văn học.... Đến nay, nghiên cứu về thân thể trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã có những đột phá quan trọng, đặc biệt là triết học. Triết học ngày càng khẳng định vai trò của thân thể đối với đời sống con người, đi ngược quan niệm của tu trì và triết lý thượng cổ Hy Lạp như “coi thân xác là xấu xa, tội lỗi, thấp hèn…” hay “xác thuộc thế giới hữu hình và có thể bị tan dã, tiêu diệt, còn tinh thần, linh hồn thuộc về thế giới vô hình, trường tồn, bất tử”. Triết học hiện đại cho rằng thân thể đã tạo dựng nên toàn bộ khả năng của con người, bất kể thân thể đó là thế nào hay thân thể là cơ sở, là điểm xuất phát của tinh thần và mọi triết lí cao siêu… Những kết quả nghiên cứu đó mang lại một cách nhìn mới về thân thể trong văn học.

Thơ trữ tình Việt Nam sau 1986, dưới sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và xu hướng của xã hội hiện đại đã có những cách tân đáng kể, không chỉ về mặt hình thức kĩ thuật thuần túy mà là sự đổi mới ở chiều sâu quan niệm của chủ thể sáng tạo về thế giới, về nghệ thuật và về con người. Đó là quan điểm giải phóng thân thể, giải phóng con người khỏi những quy định, khuôn phép trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc, chủ trương không gò bó, không giới hạn ở lối biểu hiện thân thể trong thơ. Vì thế, thân thể trong thơ sau 1986 có nguyên tắc kiến tạo riêng, hình thành những kiểu loại riêng, và biểu đạt ý nghĩa riêng. Nghiên cứu thân thể trong thơ sau 1986, luận án muốn tiếp cận thân thể trong thơ ca  như một loại ngôn ngữ nghệ thuật, một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ đặc thù.

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202210/Images/chung-thi-thuy-bv-20221021042244-e.jpg

 

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202210/Images/anh-chung-thi-thuy-kkhxh-20221021042245-e.jpg

 

Media/2018_tchcqt.hdu.edu.vn/FolderFunc/202210/Images/chung-thi-thuy-bv-20221021035906-e.jpg

Một số hình ảnh tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ.

Hội đồng chấm luận án đã thống nhất và kết luận: Luận án đã đáp ứng  những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Lí luận Văn học, Hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Lí  học cho Nghiên cứu sinh Chung Thị Thúy.

Xin chúc mừng Tân Tiến sĩ Chung Thị Thúy ./.

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2023

TIN LIÊN QUAN